Bước 1: Chọn gạo làm nguyên liệu.
Mỗi bức tranh là sự tổng hợp của nhiều loại gạo khác nhau như: gạo huyết rồng, gạo nếp, gạo tám, gạo tẻ...
Nguyên liệu làm tranh gạo
Bước 2: Xử lý nhiệt
Với tiêu chí luôn đặt tính chất tự nhiên lên hàng đầu, tranh gạo nghệ thuật hoàn toàn không sử dụng màu nhuộm. Khi đã chọn được loại gạo thích hợp, sẽ đến công đoạn xử lý nhiệt độ cho gạo. Hạt gạo được xử lý bằng một quá trình nhiệt công phu để gạo thành phẩm luôn đạt màu sắc chính xác và đẹp mắt.
Nguyên liệu làm tranh gạo đã qua xử lý nhiệt
Bước 3: Vẽ phác thảo hình ảnh trên khung
Phác thảo hình ảnh
Bước 4: Tạo hình cho tranh gạo
Người nghệ nhân đang tỉ mỉ sắp xếp từng hạt gạo lên khung gỗ để tạo hình. Đây là công đoạn phức tạp và đòi hỏi sự kiên nhẫn nhiều nhất. Bởi vì ngoài việc chọn loại gạo có kích thước và màu sắc thích hợp, còn phải khéo léo để tạo sự hòa hợp giữa các phần của bức tranh.
Tạo tranh
Bước 5: Cố định gạo
Sau khi hoàn tất các bước cơ bản, bước tiếp theo chỉ còn phải phun keo để cố định gạo.
Phun keo cố định gạo
Bước 6: Phơi tranh
Chờ nắng to để phơi khô tranh. Thông thường, mất khoảng 2-3 ngày để gạo khô và đính thật chặt vào khung gỗ.
Phơi tranh
Bước 7: Xử lý hóa chất
Để tránh mối mọt, ẩm mốc và để tranh gạo luôn giữ được màu sắc bền và đẹp, cần xử lý tranh qua hóa chất.
Bước 8: Cố định tranh vào khung
Lắp tranh vào khung gỗ có mặt kính và cố định tranh.
Hoàn tất
Và thành phẩm một bức tranh gạo nghệ thuật rồi. Một bức tranh gạo trung bình tồn tại trong thời gian khoảng 7 năm. Tranh gạo có thể dùng làm tranh nghệ thuật trang trí nội thất, phòng khách, phòng ngủ, công sở…hoặc dùng quà tặng lưu niệm, đồ biếu…
Mẹo nhỏ: Để bảo quản tranh gạo được tốt, bạn nên để tranh ở nơi khô thoáng, lâu lâu lại đem phơi để tránh ẩm mốc và thỉnh thoảng lấy tỏi thoa đều ngoài khung tranh (vì mối mọt sợ tỏi).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét